$449
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của xsmt hue. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ xsmt hue.Theo The Korea Times dẫn thông tin từ Bộ Tư pháp Hàn Quốc, Tổng thống Yoon Suk Yeol phải mặc đồng phục tù nhân màu xanh lá, có đính mã số tù nhân trên ngực, thay vì bộ vest lịch sự mà ông mặc hôm 15.1 sau khi bị các nhân viên thuộc Cơ quan Điều tra tham nhũng đối với các quan chức cấp cao (CIO) bắt giữ tại dinh tổng thống. Giống như những tù nhân khác, ông Yoon cũng phải trải qua kiểm tra sức khỏe và chụp ảnh lưu hồ sơ. Ông Yoon là tổng thống đương nhiệm đầu tiên ở Hàn Quốc bị phát lệnh bắt chính thức.Hiện chưa rõ liệu ông Yoon có phải mặc áo tù và bị còng tay trên đường đến CIO để thẩm vấn hay đến tòa để xét xử hay không. Xem xét các vấn đề an ninh trong bối cảnh ông đang là tổng thống, ông Yoon có thể được phép sử dụng một cách khác để tránh sự đưa tin của giới truyền thông, theo The Korea Times. Trước đó, hai cựu tổng thống Park Geun-hye và Lee Myung-bak (bị bắt giữ lần lượt vào các năm 2017, 2018) từng được phép mặc thường phục khi bị đưa từ nhà giam đến tòa án.Theo tờ Chosun (Hàn Quốc), Tổng thống Yoon sẽ bị biệt giam trong một phòng giam rộng khoảng 10 m2. Phòng của ông Yoon được cho là được trang bị tủ, bồn rửa, tivi, bàn làm việc và nhà vệ sinh. Do không có giường, ông Yoon phải trải đệm trên sàn để ngủ - nơi có hệ thống sưởi. Ông Yoon được phục vụ bữa ăn trong trại giam, như các tù nhân bình thường.Về vấn đề tắm rửa, Bộ Tư pháp Hàn Quốc đặc cách cho ông Yoon được tắm riêng, không phải tắm chung với các tù nhân khác. Mỗi ngày, ông Yoon được sử dụng sân chung của trại giam 1 tiếng, khi các tù nhân khác đã rời đi hết.Tuy nhiên, CIO chỉ cho phép Tổng thống Yoon gặp luật sư riêng, đồng thời cấm Đệ nhất phu nhân Hàn Quốc Kim Keon Hee và các phụ tá của ông đến thăm nom. Cơ quan An ninh Tổng thống (PSS) hiện vẫn bảo vệ dinh thự tổng thống ở Seoul và Đệ nhất phu nhân Kim Keon Hee.Dù bị giam, ông Yoon vẫn được PSS bảo vệ. Tuy nhiên, Bộ Tư pháp cấm PSS bảo vệ tổng thống bên trong trại giam. Khi cần di chuyển ra khỏi trại giam để phục vụ điều tra, ông sẽ sử dụng xe chuyên chở tù nhân thay vì xe của lực lượng cận vệ. PSS sẽ di chuyển xung quanh bằng xe của họ để bảo vệ xe chở ông Yoon. ️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của xsmt hue. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ xsmt hue.Ngày 9.2, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết đã ban kế hoạch về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 1365 ngày 15.1.2025 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập các phường thuộc TX.Phú Mỹ và thành lập TP.Phú Mỹ.Theo kế hoạch, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu yêu cầu các sở, ban, ngành và địa phương triển khai thực hiện các công tác tuyên truyền nghị quyết; thu hồi con dấu cũ và làm con dấu mới; thay đổi bảng tên, biển hiệu; điều chỉnh hồ sơ điện tử, hệ thống cho phù hợp với các đơn vị mới; sắp xếp, tổ chức bộ máy TAND, Viện KSND TP.Phú Mỹ và các cơ quan ngành dọc khác trên địa bàn; tổ chức lễ công bố Nghị quyết số 1365.Rà soát, chuyển tên thôn thành khu phố theo quy định; chỉnh lý, sửa đổi, bổ sung hồ sơ, bản đồ địa giới đơn vị hành chính theo nghị quyết; cập nhật cơ sở dữ liệu dân cư và hồ sơ điện tử có liên quan; chỉnh lý hồ sơ địa chính theo quy định hiện hành của Bộ TN-MT; điều chỉnh các chỉ tiêu kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2026…UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giao Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan theo dõi, kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch; tổng hợp những khó khăn, vướng mắc, kịp thời báo cáo để xem xét, giải quyết; đồng thời tham mưu tỉnh thực hiện chỉnh lý, bổ sung hồ sơ, bản đồ địa giới đơn vị hành chính cấp huyện, xã và các nội dung khác có liên quan đối với các đơn vị hành chính mới thành lập.Trước đó, từ năm 2020, Phú Mỹ đã được công nhận là đô thị loại III với 5 phường và 5 xã ngoại thị. Quy hoạch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050 xác định Phú Mỹ cần trở thành thành phố trực thuộc tỉnh trước 2025, giữ vai trò trung tâm công nghiệp, cảng biển quốc tế, dịch vụ, du lịch...Ngày 25.6.2024, HĐND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu khóa VII đã tổ chức kỳ họp thứ 21 (kỳ họp chuyên đề) và đa số đại biểu đã tán thành chủ trương thành lập các phường thuộc TX.Phú Mỹ và thành lập TP.Phú Mỹ thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.Theo Nghị quyết số 1365, việc thành lập TP.Phú Mỹ trên cơ sở nguyên trạng diện tích, quy mô dân số và 10 đơn vị hành chính cấp xã của TX.Phú Mỹ.Sau khi thành lập, TP.Phú Mỹ có 10 đơn vị hành chính cấp xã. Gồm 7 phường: Mỹ Xuân, Phú Mỹ, Phước Hòa, Tân Phước, Tân Hải, Tân Hòa và Hắc Dịch; 3 xã: Sông Xoài, Tóc Tiên, Châu Pha. Thành lập TAND, Viện KSND TP.Phú Mỹ trên cơ sở kế thừa TAND, Viện KSND TX.Phú Mỹ.Như vậy, sau khi thành lập TP.Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có đến 3 thành phố, trước đó là TP.Vũng Tàu và TP.Bà Rịa. TP.Phú Mỹ đi vào hoạt động từ ngày 1.3. ️
Chỉ sau hơn 2 tháng được Honda trình làng tại Indonesia, bản nâng cấp của dòng xe tay ga Honda PCX 160 dành cho thị trường Đông Nam Á vừa được đưa về Việt Nam.Theo nguồn tin của Thanh Niên, lô xe Honda PCX 160 2025 lần này do một cửa hàng không chính hãng chuyên kinh doanh xe máy nhập khẩu tại TP.HCM nhập về. Số lượng xe PCX 160 2025 về Việt Nam khá hạn chế và đang trong quá trình nhập kho, tiến hành các thủ tục đăng kiểm trước khi chính thức được phân phối ra thị trường.Tương tự các phiên bản PCX 160 trước đây, những chiếc Honda PCX 160 2025 đầu tiên về Việt Nam cũng được nhập khẩu nguyên chiếc từ Indonesia. Được biết, lô xe đầu tiên cập cảng chỉ có hai lựa chọn màu sắc gồm đỏ và đen nhám. Nhiều khả năng, Honda PCX 160 2025 sẽ được đơn vị nhập khẩu, phân phối ra thị trường bắt đầu từ cuối tháng 2.2025.Tính đến thời điểm này, Việt Nam là thị trường thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á ghi nhận sự xuất hiện của Honda PCX 160 2025, trước đó mẫu xe này đã được phân phối tại Indonesia và Thái Lan. Các phiên bản PCX 160 2025 đầu tiên về Việt Nam đều không có trang bị bình dầu trợ lực cho giảm xóc sau.Bản nâng cấp lần này của Honda PCX 160 về cơ bản vẫn giữ nguyên kiểu dáng đặc trưng của thế hệ mới. Honda chỉ tinh chỉnh lại một số chi tiết thiết kế và bổ sung thêm một số trang bị, tính năng. Cụ thể, ở phía trước Honda PCX 160 mới tạo điểm nhấn với đèn pha kép. Ngoài ra, kính chắn gió được mở rộng hơn và tạo dáng cứng cáp hơn với những đường gân nổi. Cũng giống như thế hệ trước, bản nâng cấp PCX 160 mới nhất cũng được trang bị đèn LED DRL.Ở phía sau, Honda PCX 160 2025 chỉ thay đổi nhỏ về thiết kế ở đèn phanh và đèn xi-nhan. Trước đây, đèn phanh được tạo dáng hình chữ X, nhưng giờ đây chi tiết này đã được làm mới trông đơn giản hơn và hài hòa với thân xe. Trong khi đó, đèn xi-nhan cũng được thiết kế lại thanh mảnh và trông hiện đại hơn.Honda PCX 160 2025 có thêm trang bị tính năng kết nối Honda RoadSync mới nhất kết hợp với bảng đồng hồ TFT 5 inch. Ngoài ra, bản nâng cấp lần này vẫn có hệ thống kiểm soát lực kéo HSTC, hệ thống dừng tạm thời, phanh đĩa trước/sau có hệ thống chống bó cứng phanh ABS, cổng sạc USB type C, khóa thông minh Smart Key.Mẫu xe này tiếp tục dùng động cơ eSP+, 4 van, xi-lanh đơn, SOHC, dung tích 157 cc, sản sinh công suất tối đa lên tới 16 mã lực tại vòng tua máy 8.500 vòng/phút, mô-men xoắn cực đại 14,7 Nm tại 6.500 vòng/phút.Đơn vị nhập khẩu, phân phối Honda PCX 160 2025 tại Việt Nam chưa công bố giá bán mẫu xe tay ga này. Trước đó, tại thị trường Indonesia, Honda PCX 160 2025 có 3 phiên bản, gồm CBS, ABS và RoadSync. Phiên bản CBS có giá 33,75 triệu rupiah, tương đương 53,4 triệu đồng; bản ABS giá 37,35 triệu rupiah tương đương 59 triệu đồng trong khi bản RoadSync có giá 40,35 triệu rupiah, tương đương 63,8 triệu đồng. ️
Chiều 20.3, anh Trần Văn Hữu (30 tuổi, ngụ xã Văn Hải, H.Quỳnh Lưu, Nghệ An) đang được điều trị, chăm sóc sức khỏe tại bệnh viện ở H.Quỳnh Lưu. Anh Hữu là một trong 4 ngư dân bị chìm tàu cá được lực lượng cứu hộ, cứu nạn đưa vào bờ chiều tối 19.3. Nằm trên giường bệnh, anh Hữu vẫn chưa hết bàng hoàng khi kể về khoảng thời gian gặp nạn và chống chọi với tử thần khi bị trôi dạt trên biển suốt 30 giờ trong thời tiết giá lạnh. Anh Hữu cho hay, chiều 17.3, anh cùng 3 ngư dân khác lên tàu cá mang số hiệu NA 80209-TS, do ông Nguyễn Văn Cương (45 tuổi, ngụ cùng xã) làm thuyền trưởng, ra khơi đánh cá. Trên tàu cá lúc này, ngoài ông Cương, anh Hữu còn có ông Bùi Sỹ Nhất (48 tuổi) và anh Lê Tuấn Anh (20 tuổi, đều ngụ H.Quỳnh Lưu). Khi tàu cách đất liền khoảng hơn 20 hải lý, thuyền trưởng cho neo tàu để đánh bắt hải sản. Khi mới đánh bắt được 1 mẻ cá thì hệ thống máy tời bị hỏng, ông Cương chỉ đạo thuyền viên thu gom lưới để quay vào bờ sửa chữa. "Khoảng 3 giờ sáng 18.3, khi tàu cách đảo Mắt (Nghệ An) khoảng 6 hải lý thì gặp sự cố ống dẫn nước dưới khoang tàu. "Khi phát hiện ra thì nước đã tràn vào ngập máy. Tôi hoảng quá hét lên. Các anh trên tàu cố gắng gọi thuyền bạn và cơ quan chức năng ứng cứu nhưng nước ngập làm mất điện, hệ thống không phát được tín hiệu được nữa", anh Hữu kể. Chỉ khoảng 5 phút sau, tàu cá đã chìm. "Không ai kịp trở tay vì đêm rất tối. Tàu chìm, chúng tôi không kịp lấy áo phao để mặc nữa, chỉ lấy được 3 tấm xốp nắp đậy hầm đá làm phao", anh Hữu kể tiếp. Không đủ mỗi người một tấm xốp nên ông Cương cùng anh Tuấn Anh phải cùng nhau bám chung một tấm xốp. Giữa đêm tối mịt mùng và sóng biển rất lớn, 4 ngư dân nắm tay nhau động viên, chờ lực lượng cứu hộ. Tuy nhiên, theo anh Hữu, khoảng 1 tiếng sau, do sóng lớn, trời rét nên sức bị xuống nhanh, 4 ngư dân này buộc phải buông tay nhau ra. "Lúc đó trời rất tối nên không nhìn thấy nhau. Chúng tôi chỉ cố gắng nói to để động viên nhau cố gắng bình tĩnh. Một lúc sau thì không còn nghe tiếng ai nữa", anh Hữu kể. Trời sáng, quá lạnh và trôi dạt nhiều giờ nên anh Hữu kiệt sức, nhiều lần thấy tàu cá của ngư dân đi ngang qua, anh cố sức hét lên để cầu cứu nhưng không ai nghe thấy. Đến xế chiều cùng ngày, đói và mệt lả, anh Hữu nhặt được con cá chết nổi trên biển nên vội vàng xé cá ăn để lấy sức. "Đến sáng 19.3, tôi gần như kiệt sức, may vớ được chai nước trôi qua, mở ra vẫn còn mấy ngụm nước, uống nên cũng đỡ khát", anh Hữu nói. Trưa 19.3, phát hiện một tàu cá đi ngang qua, anh Hữu cố gắng dùng chút sức lực còn lại để bơi lại gần, cắt ngang trước mũi tàu kêu cứu và được các ngư dân trên tàu cá này phát hiện, đưa lên tàu. Trong số 3 ngư dân còn mất tích, anh Lê Tuấn Anh (20 tuổi), người trẻ nhất trong số 4 ngư dân. Ông Lê Văn Thân, bố của anh Tuấn Anh, cho biết con trai ông đang học chứng chỉ tàu Đông Nam Á để theo nghiệp phục vụ tàu vận tải. Tranh thủ thời gian chưa quay lại trường, Tuấn Anh xin đi làm thuê trên tàu cá này để có thêm thu nhập phụ giúp gia đình. Đây là chuyến ra khơi thứ 2 của Tuấn Anh. Ông Thân đang rất lo lắng cho con trai vì thời tiết trên vùng biển tàu cá này gặp nạn giá lạnh, sóng lớn. Kế bên nhà Tuấn Anh, chị Phạm Thị Thủy (39 tuổi, vợ ông Cương) cũng đang nóng ruột chờ tin chồng. "Chỉ hy vọng anh đã được tàu cá nào đó cứu lên rồi, nhưng vì đang yếu quá chưa gọi về thông báo cho vợ con được", chị Thủy cầu mong. Anh Phạm Văn Đăng, chủ tàu cá NA 80209-TS, cho biết sau khi xác định được vị trí tàu cá chìm trên biển, anh đã liên hệ đội trục vớt tàu ra đưa tàu lên vì nghi ngờ các thuyền viên có thể mắc kẹt trong tàu. Nhưng kế hoạch này đã tạm dừng sau khi anh Hữu được cứu sống. 30 tàu cá của ngư dân địa phương cũng đang phối hợp với các lực lượng chức năng đi tìm kiếm 3 ngư dân đang mất tích. Trung tá Nguyễn Ngọc Thìn, Trưởng đồn biên phòng Quỳnh Thuận, cho biết công tác tìm kiếm 3 ngư dân mất tích vẫn đang được các lực lượng chức năng và ngư dân địa phương triển khai tích cực. Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng và Bộ Tư lệnh cảnh sát biển cũng cử lực lượng, phương tiện phối hợp Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng Nghệ An mở rộng phạm vi tìm kiếm các ngư dân gặp nạn. ️